Không gian mở đang được ứng dụng khá nhiều trong phong cách thiết kế khác nhau. Có thể áp dụng phương pháp này theo phong cách tối giản hoặc hiện đại. Tuỳ vào mục đích của gia chủ mà cách bố trí không gian này đang được rất ưa chuộng. Vậy nên hiểu không gian mở như thế nào là đúng? Liệu chúng có thực sự cần thiết hay không? Cùng XYZ đi tìm hiểu về khái niệm này ngay dưới đây nhé!
Không gian mở – Khái niệm
Không gian mở thường bị hiểu nhầm là một phong cách thiết kế riêng biệt. Thực chất, không gian mở được hiểu là cách tổ chức không gian, loại bỏ các bức tường không cần thiết trong không gian nhà ở và các khu vực khác, nhằm tạo ra không gian thoáng đãng, rộng lớn và tăng sự kết nối giữa các thành viên với nhau hơn.
Loại bỏ các bức tường không cần thiết trong không gian (Nguồn: Sưu tầm)
Đây là một giải pháp, cách bố trí không gian sao cho phù hợp nhất với căn nhà. Thay vì chỉ tập trung các đặc điểm thẩm mỹ cụ thể giống như phong cách thiết kế. Không gian mở tập chung vào cách bố trí mặt bằng trong nhà chứ không quy định cụ thể về thẩm mỹ, màu sắc hay vật liệu.
Không gian mở nên áp dụng nơi nào
Ta dễ thấy nhất cách bố trí mặt bằng này thường được dùng trong cách trung tâm thương mại, hay những nơi làm việc liên quan đến dịch vụ và cần có sự giao tiếp thường xuyên với khách hàng,… Có thể thấy không gian mở đang đem lại khá nhiều giá trị tích cực trong đời sống hàng ngày của chúng ta.
Không gian mở đem lại nhiều giá trị tích cực (Nguồn: Sưu tầm)
Vậy, đối với những nơi như tổ ấm gia đình thì sao? Không gian mở nên được dùng trong những khoảng như thế nào trong nhà. Dưới đây là một số gợi ý:
- Phòng ăn: Khu vực ăn uống luôn là sự ưu tiên cho cách bố trí này. Thường đóng vai trò như ranh giới phân chia ra các nơi chung và riêng trong căn nhà.
- Phòng khách: Là nơi tiếp khách hoặc để các thành viên trong gia đình được gần gũi hơn. Phòng khách luôn được thiết kế rộng rãi và thoáng đãng để mọi người có thể thoải mái và trò chuyện, giao tiếp hơn.
- Nhà bếp: Không gian bếp luôn là nơi cần có sự thoáng đoãng. Nhà bếp sẽ cần được thông thoáng để thoát mùi đồ ăn, tránh bị ám mùi. Ngoài ra, khu vực này sẽ luôn là phong thuỷ tốt cho gia đình bạn, giúp căn nhà trở nên gần gũi hơn.
Không gian mở – Ưu điểm, nhược điểm
Phong cách thiết kế nào hay kiểu cách bố trí nào cũng đều có cái hay, cái lợi riêng. Tuy nhiên, chúng đều có cho mình mặt trái (nhược điểm) riêng. Không gian mở cũng không ngoại lệ, dù cho có đem lại một cảm giác thoáng đãng cho ngôi nhà nhưng sẽ có một số bất cập mà chỉ có những người đã trải nghiệm rồi mới biết đến. Cùng XYZ đi tìm hiểu để ta có cái nhìn tổng quan hơn về cách bố trí mặt bằng này nhé!
Ưu điểm
– Tạo nhiều không gian lớn cho ngôi nhà, cải thiện diện tích nhỏ
– Dễ đón ánh sáng tự nhiên vào ngôi nhà hơn, tạo không khí ấm áp
– Bỏ qua sự đông đúc, chật chội mà các thiết kế thường hay tạo vách ngăn cho từng không gian trong nhà.
– Tăng sự kết nối nhiều hơn với các thành viên trong gia đình
Dễ đón ánh sáng tự nhiên vào ngôi nhà hơn, tạo không khí ấm áp (Nguồn: Sưu tầm)
Nhược điểm
– Loại bỏ các vách ngăn sẽ dựa vào kim loại hoặc ván nhiều lớp để bảo vệ. Để lắp đặt chúng thì không hề rẻ.
– Không đảm bảo được tính riêng tư cho ngôi nhà, những nơi yên tĩnh để đọc sách hoặc làm việc riêng là một vấn đề rất lớn
– Quản lý âm thanh sẽ hơi phức tạp, bạn khó có thể cần sự yên tĩnh để tập trung vào công việc khi các thành viên đang mở Tivi.
Liên hệ và nhận tư vấn chi tiết qua:
- Facebook: XYZ Joint Stock Company
- Email: thuyle@xyz.com.vn