Mẫu nhà phổ biến – Nhà ống có những đặc điểm nổi bật gì

Hiện nay đa số các nhà đất ở Việt Nam thường có dạng nhà ống. Được coi là mẫu nhà phổ biến, được khá nhiều người lựa chọn để thiết kế cho tổ ấm. Vậy, ta nên hiểu thế nào về dạng nhà này? Chúng có đặc điểm gì? Vì sao được nhiều người đông đảo lựa chọn? Cùng XYZ đi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Khái niệm về nhà ống

Là kiểu nhà phổ biến ở Việt Nam, có chiều rộng khá nhỏ và kéo dài về chiều sâu. Với diện tích mặt tiền hạn chế, dạng nhà này được thiết kế để tận dụng tối đa không gian trong nhà. Thông thường, nhà ống có từ hai đến năm tầng, tuỳ thuộc vào khả năng tài chính và nhu cầu của gia chủ.

Có chiều rộng khá nhỏ và kéo dài về chiều sâu (Ảnh: Minh hoạ)

Nếu nhìn từ bên ngoài, hầu hết mọi người đều hiểu lầm là nhà bé, chật chội. Nhưng thực tế thì không phải vậy, chúng được xây dựng chồng lên nhau để gia tăng diện tích sử dụng. Điều làm nên sự nổi bật của nhà ống là thiết kế không quá cầu kỳ, dễ dàng thi công. Do đó, nhà ống hoàn toàn phù hợp với nhiều kiểu diện tích đất khác nhau.

Nhà ống – Đặc điểm

Nếu nhìn thoáng qua bất kỳ căn nhà nào ở Hà Nội. Bạn dễ dàng nhận ra nhà ống được xây như thế nào. Nhưng nếu hiểu sâu hơn, có một số đặc điểm cụ thể sau:

– Nhà ống có chiều ngang khá nhỏ nhưng chiều dài lại đi sâu về phía sau. Hiểu đơn giản hơn thì chúng có diện tích của hình chữ nhật.

Có chiều ngang khá nhỏ nhưng chiều dài lại đi sâu về phía sau (Ảnh: Minh hoạ)

– Nhà ống phổ biến ở Việt Nam có các số đo diện tích: 3.5x10m – 3.5x12m – 3.5x15m – 4x10m – 4x12m – 4x15m – 4x18m – 4x20m – 5x10m – 5x12m – 5x15m – 5x20m.

– Do có mặt bằng hình chữ nhật nên cần chú ý khi xây dựng, thi công. Ta nên tính toán và xây dựng các tầng theo quy định về chiều cao số tầng mà Sở Xây Dựng quy định theo từng địa phương.

Những lưu ý khi thiết kế nhà ống

Có một số lưu ý ta cần biết khi thiết kế dạng nhà này. Tưởng rằng có vẻ dễ nhưng nếu tính toán không kỹ lưỡng, khó có thể sửa đổi sai lầm. Nhà ống có thể đem lại cho ta lợi ích về mặt thẩm mỹ, tối ưu không gian. Dưới đây là những lưu ý khi thiết kế:

– Diện tích và hình dạng đất: Do chiều ngang của nhà ống có nhược điểm về chiều rộng. Nên ta cần tính toán về bố cục nội thất, các không gian sinh hoạt thật hợp lý. Nếu bố trí sai rất có khả năng sẽ gây khó chịu khi lâu dài và sử dụng.

– Thông thoáng và ánh sáng: Một điều cần lưu ý nữa là sự thông thoáng về mặt không gian, bố trí nội thất. Hãy đảm bảo rằng những nơi như cửa sổ, cửa ra vào có thể đón được ánh sáng tự nhiên tốt nhất và thông thoáng nhất.

Cửa sổ, cửa ra vào có thể đón được ánh sáng tự nhiên (Ảnh: Minh hoạ)

– Phân chia không gian: Bạn cần phân chia không gian theo từng chức năng một cách hợp lý, tận dụng những tầng cao hơn để tối ưu không gian.

– Mặt tiền nhà: Được coi là bộ mặt của cả ngôi nhà. Do vậy, bạn cần đầu tư và chỉn chu nhất ở phần mặt tiền này. Có thể sử dụng vật liệu hiện đại như kính, gỗ, nhôm tạo điểm nhấn cho ngôi nhà. Sử dụng các màu sắc và hoa văn sẽ làm tăng giá trị thẩm mỹ cho mặt tiền.

– Yếu tố phong thuỷ: Là điều mà bất kỳ ai cũng quan tâm và cẩn thận. Cần chú ý đến hướng nhà, hướng đặt ban thờ và cách bố trí bếp, nhà vệ sinh,… 

Trên đây là những điều bạn cần biết về mẫu nhà phổ biển (nhà dạng ống). Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ có được những quyết định đúng đắn khi thiết kế và lựa chọn dạng nhà này. Nếu có bất cứ vấn đề gì, hãy liên lạc với XYZ để được tư vấn và hỗ trợ từ đội ngũ chuyên nghiệp nhé!

Liên hệ và nhận tư vấn chi tiết qua: