Những điều bạn cần biết khi thiết kế phòng trẻ em

Việc thiết kế phòng cho trẻ em thường không được chú trọng lắm, nhất là đối với các gia đình sắp có em bé hoặc dự tính tương lai. Họ không tính toán hết được sau này trẻ nên sống trong không gian như thế nào là tốt nhất. Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp kiến trúc và tối ưu kỹ thuật, tạo nên không gian có cá tính riêng biệt là điều rất khó, cần phải tính toán, suy nghĩ cẩn thận. Cũng chính vì thế mà phòng trẻ nhỏ thường hay bị bỏ qua hoặc không thiết kế được không gian phù hợp cho trẻ. 

Vậy làm thế nào để trẻ có không gian tốt nhất trong quá trình phát triển. Căn phòng phải ra sao để tăng sự ham học, hiếu kỳ và năng động cho trẻ. Cùng XYZ đi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Thiết kế phòng trẻ em – An toàn

Trẻ cũng cần không gian riêng để vui chơi, học tập và nghỉ ngơi. Muốn trẻ có không gian tốt nhất để phát triển, ta đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Trẻ em vẫn chưa có đủ nhận thức và kỹ năng sống tốt để xử lý tình huống bất ngờ.

Đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu (Nguồn: Sưu tầm)

Đối với căn phòng dành riêng cho trẻ, ta cần nhìn tổng quan trước. Cấu trúc mặt bằng và không gian trong phòng cần rõ ràng, không được có góc khuất nguy hiểm, những nội thất có góc sắc nhọn. Đặc biệt là các bậc thềm chênh lệch độ cao, tránh việc bé bị va đập khi đang chơi đùa.

Yếu tố cần đảm bảo tiếp theo là hệ thống điện. Cần phải được thiết kế an toàn tuyệt đối, hạn chế có các ổ điện không cần thiết. Tốt nhất ta nên đặt ổ điện ở vị trí cao hoặc có nắp che an toàn. Các thiết bị cần bố trí hợp lý để trẻ không thể chạm vào như: Quạt, đèn chiếu sáng,….

Phòng trẻ em là nơi trẻ có thể tự do vui chơi, học tập và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trẻ vẫn chưa có đủ nhận thức và kỹ năng để xử lý những tình huống bất ngờ. Vì vậy, yếu tố tiện dụng và an toàn cần được đặt lên hàng đầu trong thiết kế.

Đón ánh nắng tự nhiên vào phòng (Nguồn: Sưu tầm)

Một căn phòng thoáng đáng thì ai cũng thích, thường sẽ đi kèm với ban công hoặc cửa sổ bố trí hợp lý đón ánh nắng tự nhiên vào phòng. Tuy nhiên, cần có lan can hoặc chấn song đảm bảo sự an toàn. Dù trẻ em luôn có tính hiếu kỳ nhưng các bậc phụ huynh cũng nên dạy cho trẻ kỹ năng sống cần thiết từ nhỏ để các bé có thể phòng tránh, nhận biết nguy hiểm. 

Cửa phòng nên được thiết kế đóng mở dễ dàng, tránh phức tạp gây cản trở khi có sự cố. Với trẻ dưới 10 tuổi, nên thiết kế kính có độ trong suốt để người lớn dễ quan sát. Do vậy, hệ thống thoát hiểm cũng cần được ưu tiên lên hàng đầu.

Thiết kế phòng trẻ em – Giới tính và cá tính của trẻ

độ tuổi mầm non, trẻ đã có nhận thức về giới tính và có những sở thích cá nhân. Do đó, thiết kế căn phòng cần có sự linh hoạt để phù hợp với sở thích của . Để kích thích sự sáng tạo, nhu cầu được thể hiện bản thân. Ta cũng nên để những đồ dùng như tường bảng vẽ, giá để trưng bày đổ chơi, tranh vẽ hoặc các món quà kỷ niệm. 

Thiết kế dựa theo giới tính và cá tính của trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Gam màu nhẹ nhàng như hồng, tím thường dành cho các bé gái. Trong khi đó bé trai lại thích những màu xanh hoặc các màu mang tính mạnh mẽ. Đây đều dựa theo phần lớn các bé sẽ chọn màu sắc như vậy, thay vì bạn đặt màu sắc theo giới tính bạn có thể hỏi xem trẻ thích gì và muốn gì sao cho căn phòng có màu sắc lẫn hình thức phù hợp với sở thích của trẻ nhất nhé.

Kiểu thiết kế mang tính mạnh mẽ, năng động với xe cộ, thể thao hoặc siêu anh hùng thường khá hợp với các bé trai. Một số bé còn thích những thiết kế liên quan đến khoa học như: thiên văn học, vũ trụ. Những không gian mềm mại, hình ảnh công chúa, thế giới cổ tích thường được các bé gái ưa thích. Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, sở thích của các bé có thể thay đổi theo thời gian nên ta hạn chế thiết kế cố định 1 kiểu, hãy cố gắng linh hoạt để căn phòng có thể thay đổi dễ dàng, phù hợp với các bé theo tháng năm. 

Thiết kế phòng trẻ em – Độ tuổi

Như đã nói ở trên, sở thích có thể thay đổi theo tháng năm. Do đó thiết kế căn phòng cần có sự linh hoạt để điều chỉnh theo thời gian. Mỗi độ tuổi có những nhu cầu khác nhau và không gian sống cũng cần thay đổi linh hoạt theo. Cụ thể:

  • Trẻ dưới 6 tuổi: Giai đoạn này chủ yếu là vui chơi, khám phá mọi thứ xung quanh. Vì vậy, phòng ngủ nên có không gian rộng rãi để trẻ vận động, tò mò. Đây là giai đoạn khá quan trọng vì khoảng thời gian này có thể giúp trẻ phát triển rất nhanh từ trí óc cho đến hoạt động thể chất. 
  • Trẻ từ 6-10 tuổi: Đây là khoảng thời gian trẻ bắt đầu phải đi học và cần có không gian tối giản hơn một chút. Không gian phòng lúc này nên có bàn học, giá sách, ánh sáng đầy đủ và quan trọng hơn nên để trẻ vừa học vừa chơi 1 cách hợp lý. Tránh tình trạng trẻ bị căng thẳng do việc học hoặc quá ham chơi, không chú ý đến việc học. 
  • Trẻ trên 10 tuổi: Vào độ tuổi này, trẻ cần sự riêng tư cao hơn. Lúc này phòng ngủ nên có thiết kế mang tính cá nhân hoá nhiều hơn. Cần lưu ý để thay đổi căn phòng sao cho phù hợp hơn khi trẻ đến tuổi dậy thì. 

Thiết kế phòng trẻ em – Tổng Thể Ngôi Nhà

Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, việc thiết kế cần có khả năng thay đổi, linh hoạt và hoán đổi không gian trong tương lai. Tuỳ theo sở thích, nhu cầu của các bé theo từng năm tháng. Khi trẻ lớn hơn, phòng cần điều chỉnh sao cho phù hợp với làm việc, có thể đọc sách hoặc sử dụng mục đích khác tuỳ theo hướng đi, lựa chọn nghề nghiệp của mỗi bé. Các yếu tố ánh sáng tự nhiên, thông gió và hướng phòng cũng nên được xem xét, bố trí phù hợp tránh tạo ra không gian bí, ngột ngạt hoặc quá nóng. 

 Thiết kế cần có khả năng thay đổi, linh hoạt (Nguồn: Sưu tầm)

Tóm lại, thiết kế phòng trẻ em là một sự đầu tư vào quá trình phát triển của trẻ. Một căn phòng cần đảm bảo yếu tố an toàn và tạo được động lực học tập, vui chơi. Cha mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng cái yếu tố tiện dụng, cá tính và độ tuổi để có thể cho trẻ một không gian sống lý tưởng, góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ. Đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với XYZ nhé!

Liên hệ và nhận tư vấn chi tiết qua: