Với căn hộ có diện tích nhỏ, không gian sẽ luôn được tối ưu nhất có thể. Ví dụ như ở khu vực bếp, thay vì dành riêng nấu ăn thì một số gia chủ sẽ có xu hướng đặt bàn ăn ngay gần đó để kiêm phòng ăn hoặc làm việc. Tuy nhiên, có một không gian cũng cần có sự tối ưu nhưng lại ít người để ý, đó là hành lang.
Dù không phải khu vực sinh hoạt trong nhà nhưng nếu đầu tư thời gian, chất xám thì đây lại là không gian đem đến sự thẩm mỹ, tinh tế. Trong bài viết này, XYZ sẽ đề cập vấn đề tối ưu không gian của hành lang trong nhà. Đây là không gian đem lại sự hữu ích nếu biết cách trang trí và tối ưu.
Thiết kế hành lang đa chức năng
Tối ưu không gian
Những đồ đạc treo trên tường hoặc đồ nội thất không chân tạo cảm giác thoáng đãng. Ngoài ra, bố trí nhiều nguồn sáng ở khu vực này sẽ tạo điểm nhấn trong căn nhà. Bạn cũng có thể bổ sung đèn bàn, đèn sàn kết hợp với các bức tranh được treo ở khu vực này sẽ tạo cảm giác ấm cúng, lấp đầy khoảng trống cho không gian hành lang.
Bố trí nhiều nguồn sáng ở khu vực này sẽ tạo điểm nhấn trong căn nhà (Nguồn: Sưu tầm)
Việc sử dụng một màu sơn khác hoặc giấy dán tường nổi bật cũng là ý tưởng hay, cũng tạo thêm phần điểm nhấn. Gia chủ cũng nên cân nhắc sử dụng màu sơn cánh cửa và tường cùng một màu chủ đạo để không gian trở nên rộng rãi hơn so với thực tế.
Trang trí những bức tranh
Những hành lang dài và hẹp rất thích hợp để trưng bày bộ sưu tập tranh cá nhân. Khi dạo qua một vòng hành lang, bạn sẽ cảm giác như đang trong một buổi triển lãm nghệ thuật. Các bức tranh nên được đặt ở vị trí ngang tầm mắt và cách sàn nhà khoảng 1,5 m. Còn một cách phổ biển hơn là bức tranh ở giữa nên là bức tranh lớn nhất, bổ sung các bức nhỏ hơn ở xung quanh.
Các bức tranh nên được đặt ở vị trí ngang tầm mắt và cách sàn nhà khoảng 1,5 m (Nguồn: Sưu tầm)
Góc làm việc
Đây cũng là ý tưởng hay đối với căn nhà có diện tích nhỏ. Tuy nhiên, góc làm việc ở hàng lanh đôi khi sẽ gây mất tập trung. Phải cân nhắc kỹ xem có nên quyết định làm một không gian nhỏ làm việc tại đây không. Tuỳ vào sở thích, tính chất công việc của gia chủ mà ta nên lựa chọn phù hợp nhé.
Chọn loại bàn không chân để tận dụng được cả diện tích bên dưới bàn (Nguồn: Sưu tầm)
Với góc làm việc ở hành lang, bạn nên chọn loại bàn không chân, có thể gắn vào tường để tận dụng được cả diện tích bên dưới bàn. Thậm chí, bạn có thể thiết kế các hệ kệ dài chạy dọc hành lang. Kệ bên dưới cùng là góc làm việc, đặt tài liệu và máy tính. Các kệ bên trên là nơi lưu trữ sách vở, đồ dùng liên quan và đồ trang trí khác.
Khu lưu trữ
Khu lữu trữ cũng là cách kết hợp tốt với không gian hành lang. Việc tích hợp không gian lưu trữ vào hành lang sẽ giúp căn phòng gọn gàng, ngăn nắp hơn. Bạn cũng nên sử dụng tủ có cửa trượt để tối ưu hoá diện tích. Sử dụng hệ thống đèn LED quanh đó để việc tìm đồ, lưu trữ đồ trở nên dễ dàng hơn.
Khu lữu trữ cũng là cách kết hợp tốt với không gian hành lang (Nguồn: Sưu tầm)
Phong cách thiết kế hành lang
Theo phong cách tối giản (Minimalism)
Phong cách tối giản ngày càng được ưa chuộng vì sự tối giản đến mức tinh tế. Phong cách này giúp nới rộng không gian một cách hiệu quả. Tone màu chủ đạo là màu trung tính, hạn chế các màu nổi bật và chi tiết cầu kỳ. Đem đến sự nhẹ nhàng, gọn gàng và dễ chịu, tạo cảm giác vô cùng thoải mái, thoáng mát.
Nới rộng không gian một cách hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)
Thiết kế theo phong cách mộc mạc (Rustic)
Lấy sự mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên làm nền tảng để thiết kế. Phong cách mộc mạc này đa phần được làm từ gỗ tự nhiên, sợi mây, tre, rễ cây,… Kết hợp với nhiều màu sắc khác nhau tuỳ vào sở thích của gia chủ. Những bức tường bằng gạch thô, gỗ hoặc đá tự nhiên cũng mang đến nét độc đáo cho thiết kế này. Ngoài ra, gia chủ có thể làm thêm cửa sổ, tạo cảm giác thoáng đãng và đón được ánh nắng vào nhà.
Mang đến nét độc đáo cho thiết kế (Nguồn: Sưu tầm)
Thiết kế theo phong cách cổ điển
Phong cách này lại yêu cầu các hoạ tiết phức tạp, cầu kỳ cùng đồ nội thất hoa văn tinh xảo, sắc nét Phong cách cổ điển được ưa chuộng với những gia chủ thích sự sang trọng, tinh tế. Tạo cảm giác hành lang trở nên sâu và rộng hơn. Khi chúng được kết hợp với ánh đèn vàng, các chi tiết trang trí sẽ càng nổi bật, thể hiện rõ được nét đẹp của hoa văn..
Tạo cảm giác hành lang trở nên sâu và rộng hơn (Nguồn: Sưu tầm)
Thiết kế theo phong cách tân cổ điển
Phong cách tân cổ điển hướng đến sự cân đối trong từng đường nét thiết kế. Hàng lang sẽ yêu cầu sự tinh tế nhưng không quá cầu kỳ, màu sắc thường là màu trung tính. Giúp toát lên sự nhã nhặn, hiện đại cho không gian. Các ô, mảng tường sử dụng phào chỉ được coi là chìa khoá giúp thiết kế hành lang tân cổ điển trở nên hấp dẫn, có điểm nhấn.
Toát lên sự nhã nhặn, hiện đại cho không gian (Nguồn: Sưu tầm)
Thiết kế theo phong cách hiện đại
Thiết kế hành lang theo phong cách này sẽ có sự tương đồng trong việc bố trí các hình khối không gian đơn giản với các vật liệu quen thuộc như bê tông, kính, thép. Tạo ra lối đi rộng rãi có công năng cao, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia chủ. Phong cách này có ưu điểm dù thiết kế đa năng nhưng hành lang sẽ không bị rối mắt một chút nào. Những đường nét giản đơn và sự bố trí ngăn nắp sẽ được tôn vinh trong phong cách này.
Đường nét giản đơn và sự bố trí ngăn nắp sẽ được tôn vinh trong phong cách này (Nguồn: Sưu tầm)
Liên hệ và nhận tư vấn chi tiết qua:
- Facebook: XYZ Joint Stock Company
- Email: thuyle@xyz.com.vn