Kiến trúc xanh là xu hướng thiết kế – thi công các công trình xây dựng giảm thiểu tối đa tác động tới thiên nhiên hướng tới lối sống gần gũi với thiên nhiên nhằm tiết kiệm nguồn năng lượng và giữ gìn môi trường trong lành sạch đẹp theo các tiêu chí của phát triển bền vững. Vậy kiến trúc xanh là gì? Nó mang lại những lợi ích gì cho con người và thiên nhiên? Xu hướng thiết kế kiến trúc xanh hiện nay như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Kiến trúc xanh là gì?
Kiến trúc xanh, thiết kế xanh liên quan trực tiếp đến khí hậu, sinh thái và môi trường. Bao gồm:
+ Kiến trúc khí hậu: phát triển vào thập niên 60 của thế kỷ XX ở nhiều quốc gia.
+ Kiến trúc môi trường: gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường.
+ Kiến trúc sinh khí hậu: các kiến trúc sư sẽ nghiên cứu mô phỏng hình dạng của tòa nhà mô phỏng theo các yếu tố của thiên nhiên.
+ Kiến trúc sinh thái: đề ra các hướng kiến trúc phù hợp với môi trường sinh thái.
+ Kiến trúc hiệu quả và tiết kiệm năng lượng: các công trình kiến trúc nhà ở, văn phòng tiêu thụ ít điện năng.
+ Kiến trúc thích ứng: xây dựng công trình kiến trúc thích nghi được với khí hậu đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng của con người.
Kiến trúc xanh và kiến trúc bền vững có một vài nét tương đồng. Không chỉ quan tâm đến môi trường sinh thái và khí hậu, kiến trúc xanh còn liên quan đến các yếu tố văn hóa, xã hội, cộng đồng, dân tộc, thẩm mỹ và khả năng đáp ứng công năng của công trình. Chính vì vậy, khái niệm kiến trúc xanh ở thế kỉ XXI phải bao gồm 2 yếu tố cơ bản: Yêu cầu về kiến trúc và yêu cầu tạo ra công trình xanh. Có nghĩa là:
KIẾN TRÚC XANH = KIẾN TRÚC + CÔNG TRÌNH XANH
Theo ông Phạm Thanh Tùng – Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, kiến trúc xanh có nhiều khái niệm nhưng có thể hiểu một cách đơn giản là một cách tiếp cận mới trong xây dựng nhằm giảm thiểu tác động của các công trình đối với môi trường tự nhiên và con người, cố gắng tiết kiệm nguồn năng lượng thiên nhiên, bảo vệ đất, nước, không khí bằng cách lựa chọn vật liệu thân thiện với môi trường để tiến hành xây dựng.
Kiến trúc xanh tiếng Anh là gì?
Thuật ngữ kiến trúc xanh được dịch sang tiếng anh là Green Architecture. Để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan, xu hướng thiết kế của công trình xanh trên thế giới, bạn có thể sử dụng tên tiếng Anh này để tra cứu tài liệu.
Nguyên tắc quan trọng của kiến trúc xanh
Nguyên tắc quan trọng của kiến trúc xanh luôn luôn gắn liền với bốn giai đoạn thi công của bất cứ một công trình xây dựng nào. Bốn giai đoạn bao gồm:
Giai đoạn 1: Trước khi xây dựng
Giai đoạn 2: Trong khi xây dựng
Giai đoạn 3: Trong giai đoạn khai thác công trình xây dựng
Giai đoạn 4: Tháo gỡ công trình khi không còn sử dụng.
Thứ nhất, áp dụng khoa học công nghệ mới nhằm tiết kiệm và bảo tồn nguồn năng lượng:
Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng của tự nhiên. Hạn chế tối đa việc gây ra hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường. Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm tiêu hao. Có các biện pháp xử lý rác thải tránh gây ô nhiễm môi trường. Gió và mặt trời là hai nguồn năng lượng thay thế hoàn hảo có thể tạo ra điện lưới cho toàn khu vực. Đây là những nguồn năng lượng sạch, an toàn, tiết kiệm và góp phần bảo vệ môi trường.
Thứ hai, cộng sinh với môi trường tự nhiên:
Khai thác kết hợp với bảo tồn, bù đắp, tái tạo cho thiên nhiên. Có các phương án chống chọi với sự biến đổi của khí hậu, môi trường. Hướng tới sử dụng các vật liệu xây dựng từ tự nhiên như tre, rơm đá, các sản phẩm không chứa chất độc hại, có thể tái sử dụng hoặc tái chế sau khi đã tháo gỡ công trình.
Thức ba, tạo lập môi trường sống tiện nghi, thoải mái cho con người thông qua các công trình xanh:
Công trình xanh cần đảm bảo các yếu tố: tiện nghi, trong lành, dễ chịu, lành mạnh phù hợp với văn hóa, tri thức, phong tục tập quán… Công trình cần giảm thiểu chất thải, tối ưu hóa trong việc vận hành và bảo trì
Thứ tư, phù hợp với môi trường lịch sử và văn hóa khu vực:
Tiếp tục kế thừa và phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc nhưng vẫn đảm bảo hạn chế tác động tới thiên nhiên và môi trường.
5 tiêu chí đánh giá kiến trúc sinh thái xanh
Nói về tiêu chí kiến trúc xanh ở Việt Nam Hội KTS Việt Nam đã có bản Tuyên ngôn Kiến trúc xanh Việt Nam vào ngày 24.07.2011 với 5 tiêu chí cơ bản: Địa điểm bền vững; Sử dụng tài nguyên, năng liệu hiệu quả; Chất lượng môi trường công trình; Kiến trúc tiên tiến, đậm đà bản sắc; Tính xã hội và nhân văn.
Cả 5 tiêu chi trên được đánh giá qua hệ thống các vấn đề sau:
Địa điểm, quy hoạch mặt bằng thi công:
Lựa chọn địa điểm quy hoạch thuận lợi, ít tác động tới thiên nhiên, giảm thiểu chi phí.
Hạn chế gây ra những biến đổi về thổ nhưỡng, địa mạo, cảnh quan, hệ sinh thái. Hạn chế can thiệp vào tự nhiên.
Xây dựng các công trình cần đi đôi với công tác bù đắp, tái tạo, môi trường sinh thái, đáp ứng nhu cầu phát triển, hòa nhập với môi trường tự nhiên và nhân văn.
Thiết kế kiến trúc
Cấu trúc không gian của công trình cần phải thích ứng được với khí hậu, tiện nghi phù hợp với tâm lý sử dụng của con người, áp dụng nguyên tắc “ĐỆM” và hệ thống “MỞ”.
Vật liệu xây dựng: thân thiện, không ô gây ô nhiễm, có thể tái sử dụng sau khi tháo gỡ công trình.
Thiết kế nội thất: đáp ứng nhu cầu sử dụng, phù hợp với phong tục, tập quán, tâm lý người dùng.
Hệ thống kỹ thuật – công nghệ xanh:
Có biện pháp xử lý và kiểm soát chất thải, không làm tổn hại, ô nhiễm môi trường.
Nguồn năng lượng sạch, có thể sử dụng lâu dài, tái sử dụng.
Khai thác, sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu hợp lý, tiết kiệm.
Quá trình vận hành – quản lý và sử dụng:
Quá trình này cần xuyên suốt toàn bộ vòng đời kiến trúc của một công trình, bao gồm 4 giai đoạn như đã kể trên.
Thiết kế bởi Hoàng Sơn – Kienviet.net
Các công trình kiến trúc xanh nổi tiếng thế giới và Việt Nam
Kiến trúc xanh ra đời và phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới, tiên phong đi đầu là các nước Anh, Mỹ, Pháp, Canada…
Các công trình kiến trúc xanh tiêu biểu như:
Học viện Khoa học California, Mỹ
Trung tâm Phát triển Năng lượng sạch Beddington (BedZED) ở London, Anh
Hệ thống khách sạn Parkroyal (Singapore)
Ở Việt Nam, xu hướng kiến trúc xanh phát triển dựa trên nền tảng kiến trúc dân gian – vốn là truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc. Cha ông ta đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu trong thiết kế ngôi nhà, từ hướng, bố cục, sân vườn, khuôn viên, tiểu cảnh… cho đến nội thất. Đặc biệt các vật liệu như tre, nứa, lá được tận dụng triệt để, hoàn toàn có thể tái sử dụng sau khi tháo dỡ công trình. Các công trình kiến trúc xanh nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể tới các công trình của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, ông là một trong 3 kiến trúc sư nổi tiếng nhất Việt Nam.
Khách sạn Atlas tại Hội An
Nhà trẻ “xanh” Farming Kindergarten ở Biên Hòa, Đồng Nai từng đạt giải Công trình kiến trúc của năm (Building of the Year 2015) hạng mục Công trình giáo dục (Educational Architecture), do trang kiến trúc uy tín Archdaily (Mỹ) tổ chức.
Hiện nay, bê tông cốt thép đã không còn là thời kỳ hoàng kim của ngành kiến trúc Việt Nam, thay vào đó là công trình bằng vật liệu thiên nhiên kết hợp với hướng thiết kế hiện đại, sang trọng, tiện nghi mang đến một không gian trong lành cho con người. Mô hình này được áp dụng rất nhiều trong các quán cafe, resort, nhà hàng, khu sinh thái, homestay…
Tuy có nhiều thách thức đối với kiến trúc nhưng xu hướng thiết kế công trình xanh, bền vững đang dần trở thành kim chỉ nam giúp các KTS kiến tạo nên những công trình đẹp, hài hòa, tiện nghi phục vụ mục đích sử dụng của con người.
Kiến trúc Tây Hồ – đơn vị tiên phong trong ngành kiến trúc vẫn không ngừng cập nhật các xu hướng thiết kế kiến trúc xanh – kiến trúc bền vững nhằm mang đến cho chủ sở hữu một công trình đẹp, tiện nghi, hiện đại, đi đúng định hướng xanh – trong lành – hòa hợp và bảo tồn thiên nhiên.
Theo kientructayho.vn